Trong mỗi chuyến đi du lịch biển, bạn sẽ có cơ hội để thưởng thức những món cua biển vô cùng thơm ngon, với thịt chắc, dai, một lần thưởng thức, nhớ mãi không quên. Có thể bạn đã có cơ hội thưởng thức loại hải sản này nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Những thông tin thú vị sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về món ăn giàu dinh dưỡng này.
Cua biển có những đặc điểm gì?
Cua biển– Green Crab có rất nhiều loại khác nhau, kích thước cũng có nhiều điểm khác biệt, và mỗi loại lại mang một mức giá. Hải sản này tại vùng biển của Việt Nam thường có những được điểm sau đây:
- Hình dạng: Thân có hình dẹp theo hướng lưng và bụng được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng cấp phía bên ngoài, thường mang màu sắc xanh lục và vàng sẫm và chia thành 2 phần đầu ngực cùng với bụng.
- Tập tính sống: Có vòng đời trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn lại thể hiện tập tính sống nhất định.
- Ở giai đoạn ấu trùng , cua biển sống trôi nổi nhờ vào những dòng nước, sử dụng thực vật và sinh vật phù du làm thức ăn.
- Giai đoạn cua con sẽ chuyển môi trường sinh sống từ nước mặn sang nước lợ thậm chí là vùng nước ngọt. Chúng thường đào hang lên cát, chuyển sang ăn tạp từ cá, rong biển, xác động vật…
- Cua phát triển: Lột xác nhiều lần để lớn lên, thời gian những lần lột xác là khác nhau.
- Sinh sản: Từ khi Cua biển trưởng thành đến sinh sản thường có tập tính đến những ven vùng nước mặn để sinh sản, chúng có khả năng sống rất lâu trên cạn không cần nước. Tuổi thọ của cua thông thường là từ 2-4 năm.
Những lợi ích mà cua biển mang đến cho sức khỏe
Cua biển được đánh giá là hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, với hàng loạt các dưỡng chất như protein, omega-3, chất khoáng, vitamin B12…Những lợi ích khi sử dụng cua rất nhiều, cụ thể là:
Tốt cho tim mạch
Trong thịt của cua biển có chứa rất nhiều hoạt chất, khoáng chất tốt cho tim mạch điển hình như omega-3,canxi, magie. Vậy nên, đây được xem là nguồn thực phẩm quý giá có thể giúp duy trì hoạt động ổn định của tim mạch. Hơn nữa, trong thịt cua còn chứa hàm lượng cao các chất thuộc vitamin nhóm B, là “thần dược” cho những người đang có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Đồng thời, có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo hồng cầu và sản sinh, trao đổi axit-amin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng cua biển 1 con/1 ngày là đã đủ bổ sung 100% vitamin B12 cần thiết cho một ngày.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư
Selenium là chất chống chế oxy hóa, có khả năng loại bỏ những chất có khả năng gây ung thư cao như arsenic, selen đào thải khỏi cơ thể. Và chất này được tìm thấy rất nhiều trong những thực phẩm có vỏ, bao gồm cả cua biển. Bên trong cua có chứa nhiều Lysate, được chiết xuất từ máu xanh, ứng dụng trong phát hiện viêm màng não, có khả năng chống ung thư hiệu quả. Vậy nên, nếu như sử dụng cua biển thường xuyên hỗ trợ đẩy lùi các chất độc nguy cơ gây ra ung thư.
Cua biển tốt cho người bị tiểu đường
Theo các nghiên cứu, trong cua biển có chứa hàm lượng Crom cực lớn, có vai trò hỗ trợ cho insulin để phân hủy đường, nhờ vậy mà mức độ glucose trong máu được giảm nhanh chóng. Nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thực phẩm này trong thực đơn của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, trong cua biển cũng có hàm lượng cholesterol và natri, trong 75gram thịt cua có đến 911 mg natri và 45mg Cholesterol. Nên nếu như nạp lượng quá lớn cua vào có thể có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
Cách để chọn được cua biển tươi ngon
Để chọn được những con cua tươi, cho bữa ăn thêm tròn vị, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm của cua biển
Dựa trên những đặc điểm đặc trưng của cua mà bạn có thể chọn những con cua tươi ngon nhất:
- Càng: Càng có phần da lụa kẹt vào khuỷu có màu hồng đậm chứng tr đây là những con cua nhiều thịt, còn nếu nhăn là cua gầy và bị rọng lâu ngày.
- Yếm: Những con cua biển có yếm cứng và chắc là những con cua thịt chắc, ngọt, còn mềm có chứa ít thịt hơn.
- Mai cua: Nên chọn những con có mai chắc, còn nếu ấn vào thấy mềm là thịt không ngon.
- Thử bóp vào đầu đùi của que dầm bơi, nếu như cua cửa động mạnh có nghĩa là cua tươi, còn hoạt động yếu hoặc không cử động là cua sắp chết.
Mua đúng thời điểm
Để chọn được những con cua biển ngon, bạn nên chọn vào mùa nước, tức là những ngày không trăng đầu tháng hoặc là cuối tháng. Đây là kinh nghiệm dân gian được nhiều người chia sẻ để có thể chọn được những con cua chắc, thịt béo.
Sơ chế cua và bảo quản cua đúng cách
Để có được những món ăn chế biến từ cua biển hấp dẫn, bạn hãy “bỏ túi” cách sơ chế và bảo quản dưới đây.
Sau khi mua về
Khi mua về đừng vội cho cua vào nước ngay, có thể chúng dễ chết và bị sốc nhiệt, nếu như cua chết trước lúc chế biến sẽ làm chất lượng món ăn không được như ý. Sau khi mua về, hãy để cua biển ở những nơi thoáng mát và thêm nước cần thiết để tránh thiếu nước. Bạn cũng không nên vội cắt bỏ dây buộc, bởi cua biển khá hung hăng, rất khó để thao tác, hơn nữa còn dễ bị thương.
Tốt nhất, bạn nên dùng vật nhọn đâm vào phần yếm cua để hủy đi tủy của chúng, sau đó mới cắt bỏ dây buộc. Bạn cũng có thể cho cua biển vào nước đá để chúng bị tê liệt các chi rồi mới sơ chế.
Các bước sơ chế
Để sơ chế cua đơn giản và dễ dàng, bạn có thể thực hiện theo các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Giữ nguyên phần dây buộc, đâm vào yếm cua để chúng không hoạt động được nữa.
- Bước 2: Bạn tiến hành tháo bỏ phần dây buộc của cua, nên thực hiện cẩn thận để tránh làm gãy càng cua. Dùng bàn chải đánh răng để chà thật kỹ các phần khác nhau trên thân cua, nên để chà dưới nước sạch và mạnh để loại bỏ hết bùn đất và các rong rêu bám vào mình cua biển.
- Bước 3: Dùng tay tách bỏ phần mai và thịt cua, không lấy phần lông toe và phổi, chỉ lấy phần gạch cua. Hoặc bạn cũng có thể giữ nguyên cua để hấp lên tùy theo cách chế biến.
Có thể bạn quan tâm:
- Tôm và những thành phần dinh dưỡng cùng công dụng tuyệt vời
- Mực – Hương vị khó cưỡng của biển, bổ dưỡng cho cơ thể
Bảo quản cua biển
Phương pháp để bảo quản cua cũng giống như các loại thực phẩm khác, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách đó là:
- Dùng hộp đựng thực phẩm chuyên dụng hoặc là khay đá rồi cho cua vào bên trong, đậy kín và cho vào ngăn mát. Đây là cách được áp dụng hiệu quả để bạn chế biến cua trong ngày, không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt của cua biển.
- Cho cua vào túi nilon, túi zip rồi hút chân không, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh như bình thường. Đây là phương pháp tốt nếu như bạn muốn bảo quản cua trong 2-3 ngày, giúp hạn chế được tối đa tình trạng mất nước của cua biển. Tốt nhất, sau khi mua cua về bạn hãy sơ chế để đảm bảo trọn vị và tươi ngon nhất.
Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về cua biển là gì, cũng như những dinh dưỡng tốt mà cua mang lại. Bạn cũng cần lưu ý đến cách chọn cua, cách sơ chế và bảo quản để món cua luôn tươi ngon và giữ nguyên dinh dưỡng.