Mực là món hải sản ngon và dễ ăn, xuất hiện phổ biến trong mâm cơm của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan niệm bà bầu không nên ăn mực bởi nhiều lý do. Vậy, bà bầu ăn mực được không và nên ăn bao nhiêu, ăn vào thời điểm nào?
1. Giá trị dinh dưỡng của mực
Mực ống thuộc họ hàu và bạch tuộc. Đây là món hải sản quen thuộc không chỉ với người dân miền biển. Mực cũng dễ chế biến thành nhiều món ăn với đa dạng dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, trong mực có chứa các khoáng chất tự nhiên (đồng, selen, phốt pho, kẽm, sắt,…), các vitamin C, vitamin B2, vitamin B12, protein, chất béo,… Cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Cùng với vị ngọt, mềm, không tanh, dễ chế biến nên trong số các loại hải sản thì mực luôn luôn phổ biến và được yêu thích.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực đơn 7 món cháo mực cho bé ăn dặm đổi vị mỗi ngày
- Các món ngon với mực nguyên liệu đơn giản, bạn đã thử chưa?
- Ăn mực có tốt không? Những điều tối kỵ khi ăn mực?
2. Bà bầu ăn mực được không?
Câu trả lời là hoàn toàn ăn được. Bởi mực ống có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi:
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
Rất nhiều hải sản tốt cho bà bầu, trong đó có mực. Mực là thực phẩm cung cấp nguồn omega-3 dồi dào rất cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của não bộ thai nhi. Bên cạnh đó, thành phần trong mực ống còn có protein, vitamin E, B12, các khoáng chất như đồng, kẽm, selen và sắt,… đều là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong thai kỳ. Những chất này rất dồi dào trong mực nên phụ nữ mang thai không nên bỏ quan món ngon này trong thực đơn của mình.
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch thai kỳ
Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, các thành phần trong mực có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt là khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn và virus có hại. Điều này thêm một lần nữa khẳng định mực hoàn toàn có lợi cho sức khỏe và tốt đối với phụ nữ mang thai. Bởi trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy nên, bà bầu ăn mực được không là điều các chị em không cần phải lăn tăn nếu chót yêu thích món hải sản thơm ngon này trong giai đoạn nghén ngẩm.
Có tác dụng chống oxy hóa
Các polysacarit trong mực đã được nghiên cứu cho thấy là có khả năng chống lại các gốc tự do. Chính vì thế, ngoài giá trị về dinh dưỡng, mực còn có thành phần chống oxy hóa tốt, chống lại các gốc tự do. Đây là cơ chế cần thiết và quan trọng đối với cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật, nhất là các căn bệnh hiểm nghèo.
3. Mực có thực sự an toàn với phụ nữ mang thai?
Tuy mực có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là bà bầu ăn càng nhiều mực sẽ càng tốt. Việc sử dụng thực phẩm trong giai đoạn mang thai cần phải được tính toán và cân nhắc. Với mực cũng vậy. Vậy thì bà bầu ăn mực được không, loại thực phẩm này có thực sự là an toàn?
Mực có chứa thủy ngân không?
Thông thường, các mẹ bầu vẫn truyền tai nhau kinh nghiệm về dinh dưỡng thai kỳ là chỉ ăn hải sản có vỏ, cá các loại ít thủy ngân. Trên thực tế, mực không thuộc loại hải sản có vỏ nhưng cũng không có hàm lượng thủy ngân cao. Một con mực cỡ trung bình chỉ có chứa 0,024 PPM (một phần triệu) thủy ngân. Đây là con số rất thấp nên nếu ăn mực vài lần trong một tuần cũng hoàn toàn vô hại.
3 tháng đầu thai kỳ có nên ăn mực không?
Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu) là giai đoạn quan trọng phải giữ gìn nhất của cả thai kỳ. Vậy nên, nhiều bà mẹ có những quan niệm khắt khe về thực phẩm. Trong mực cũng bị liệt vào danh sách thực phẩm không nên ăn (chủ yếu là do quan niệm “đen như mực”).
Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải vậy, mực chứa hàm lượng thủy ngân cực thấp, an toàn với cơ thể người. Trong khi đó, đây lại là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, nếu yêu thích hải sản thì các mẹ bầu nên bổ sung thêm mực vào thực đơn của mình cả trong giai đoạn đầu thai kỳ này.
Xem thêm:
- Con ghẹ – Loài hải sản có giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn
- Cua biển – Món quà chứa nhiều dinh dưỡng đến từ biển cả
Bà bầu nên ăn mực tươi hay mực khô?
Tất nhiên là với phụ nữ mang thai đều phải luôn luôn ưu tiên các thực phẩm tươi nguyên. Nên chọn mực tươi thay vì mực khô vì mực tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và an toàn với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nên ăn mực với lượng bao nhiêu là đủ?
Bà bầu ăn mực được không thì đã rõ. Mực tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không nên vì thế mà các mẹ bầu có thể ăn món hải sản này tùy thích, ăn quá nhiều lúc. Mỗi tuần, nên thêm mực vào thực đơn từ 2-3 bữa hoặc 4 bữa tùy ý thích của mỗi người. Thực đơn các bữa còn lại nên phong phú và đa dạng thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho thai kỳ.
4. Những lưu ý khi chọn và chế biến mực ống
Mực ống có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu chọn phải mực không tươi nguyên, chế biến không đúng cách thì sẽ vô tình làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này.
Cách chọn mực ống ngon
Với mực ống tươi, các bạn nên lưu ý chọn con còn sống, còn thấy hoa văn thay đổi màu sắc liên tục. Phần màu nâu trên con mực sẫm màu chứ không nhạt. Phần màu trắng sẽ giống như màu sữa, trắng bóng. Thân mực săn chắc và có độ đàn hồi cao. Nếu chọn mực cho bà bầu thì nên thận trọng khi chọn mực đông lạnh.
Chế biến mực đúng cách
Với phụ nữ mang thai, nên ưu tiên các món hấp, xào, chế biến đơn giản để giữ được nhiều dinh dưỡng nhất có thể. Hoặc có thể đổi món với mực nướng, thêm gia vị theo sở thích.
Qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mực được không. Với một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như mực, chắc chắc các mẹ bầu sẽ không nên bỏ qua và bổ sung thêm vào thực đơn của mình mỗi tuần.
Tổng hợp: haisanaz.net