Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Đặc điểm của bạch tuộc là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất. Con số này chiếm khoảng hơn ⅓ tổng số các loài động vật thân mềm trên thế giới. Được biết, kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Một số loài có thể bắt và giết một con cá mập. Cùng tìm hiểu nhiều hơn về các đặc điểm của bạch tuộc nhé.
Đặc điểm của bạch tuộc
Đặc điểm của bạch tuộc cấu tạo gần giống với loài mực ống. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua cái tên của chúng. Cụ thể, tên khoa học của chúng trong tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là tám chân. Những chi này của chúng được ví như một buồng thuỷ tĩnh học cơ bắp.
Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng là loài không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng. Phần cứng duy nhất trên cơ thể chúng là mỏ vẹt nằm ở dưới đầu và giữa 8 chi.
Về ngoại hình, bạch tuộc trông khá giống mái vòm úp lên trên đống râu mực cỡ lớn. Tuy nhiên, thực tế thì phần chúng ta hay gọi là đầu lại là phần thân của chúng. Bên trong chứa những cơ quan nội tạng quan trọng của chúng. Nhiều người thắc mắc rằng bạch tuộc có mấy trái tim. Vậy thì câu trả lời là 3 trái tim.
Ba trái tim này sẽ nằm trong phần thân của bạch tuộc. Hai trái tim sẽ có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trong khi đó, trái tim thứ 3 sẽ có nhiệm vụ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, do máu của chúng có chứa protein giàu chất haemocyanin chuyên chở oxy. Loại chất này có hiệu quả ít hơn so với huyết cầu giàu sắt của các động vật có xương sống. Thêm vào đó, haemocyanin sẽ hoà tan trong các huyết tương thay vì hồng cầu. Vì vậy, máu của bạch tuộc sẽ có màu xanh thay vì màu đỏ như các loài khác. Đây chính là những đặc điểm của bạch tuộc.
Những sự thật thú vị về bạch tuộc
Theo nghiên cứu khoa học, bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn tuỳ từng loài. Có loài chỉ sống được 6 tháng nhưng cũng có loài sống được tới 5 năm. Đặc biệt, sinh sản là nguyên nhân khiến chúng chết sớm như vậy. Những con đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết đôi còn con cái sẽ chết không lâu sau khi ổ trứng nở.
Quá trình sinh sản của bạch tuộc cũng khá đặc biệt. Khi giao phối, con đực sẽ dùng tua để đưa những bào tinh vào trong cơ thể con cái. Tua này được gọi là tua giao phối và thường là tua thứ 3 bên phải. Chiếc tua này sẽ tách ra hẳn cơ thể con đực khi giao phối. Chiếc tua này khi vào cơ thể con cái sẽ căng phồng để dễ dàng phóng tinh một cách triệt để, đồng thời loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.
Sau khi giao phối, con đực sẽ chết vài tháng sau đó. Những con cái sẽ giữ tinh dịch trong cơ thể cho đến khi trứng trưởng thành. Mỗi một kỳ thụ tinh như vậy, con cái có thể đẻ được khoảng 10.000 – 70.000 trứng tuỳ thuộc vào mỗi loài khác nhau.
Sau khi đẻ, con cái sẽ thổi nước qua trứng để cung cấp oxy và bảo vệ trứng khỏi những loài ăn thịt. Quá trình thổi nước sẽ diễn ra trong khoảng 5 tháng cho đến khi trứng nở. Trong suốt quá trình chờ trứng nở, con cái sẽ không ăn và sẽ chết ngay sau khi trứng nở. Những con bạch tuộc con lúc này là ấu trùng sẽ như những sinh vật trôi nổi ăn những ấu trùng sao biển cho tới khi đủ lớn và lặn xuống đáy đại dương. Đây được coi là thời gian nguy hiểm bởi có những sinh vật khác ăn động vật trôi nổi.
Bạch tuộc có thị lực khá tốt nhưng chúng không dùng nó để phân biệt màu sắc. Gắn liền với não của nó là những túi cân bằng giúp thân thể của chúng lúc nào cũng nằm ngang. Qua tìm hiểu, dù có thị lực tốt nhưng bạch tuộc lại bị điếc. Thay vào đó, chúng lại có những xúc giác tuyệt vời để cảm nhận mọi thứ xung quanh. Những giác hút có chứa những thụ quan rất nhạy. Tuy nhiên cảm giác bản thể của chúng lại rất yếu. Chúng không thể xác định được vị trí thân thể hay các xúc tua của mình.
Bạch tuộc di chuyển bằng cách bơi hoặc bò. Chúng chỉ di chuyển mỗi khi đói hoặc bị đe doạ. Lúc này, chúng sẽ tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành cơ chế phản lực để đẩy cơ thể đi. Tốc độ lúc này của chúng có thể vào khoảng 25km/h.
Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể thông minh hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào. Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh.
Một số thí nghiệm khác chỉ ra rằng, bạch tuộc có thể phân biệt được mẫu và các hình dạng khác nhau. Theo đó, chúng được huấn luyện chơi thảy vòng vào các chai. Hoặc có thể tìm lại các món đồ chơi bị ném đi và mang về chỗ cũ.
Bạch tuộc có 3 cơ chế để tự vệ đó là phun mực, nguỵ trang và tự tháo bỏ tua. Phần lớn chúng sẽ phun ra một loại mực hơi đen và dày để thoát khỏi kẻ thù. Thành phần chính của mực là các sắc tố melanin (là chất tạo nên màu da và tóc của con người). Không những vậy, loại mực này còn có thể làm át mùi giúp chúng lẩn trốn dễ dàng hơn.
Trong khi đó, chúng ngụy trang bằng những tế bào da có thể thay đổi màu, độ mờ hay tính phản chiếu của lớp biểu bì. Các tế bào sắc tố này sẽ chứa những màu như cam, đỏ, vàng, nâu hay đen. Số lượng màu sẽ tuỳ thuộc vào từng loài khác nhau. Có loài có 3 màu, có loài lại có 2 hoặc 4 màu. Những tế bào sắc tố này cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo các loài bạch tuộc khác. Ví dụ như bạch tuộc xanh có độc khi bị khiêu khích sẽ chuyển thành màu vàng sáng.
Ngoài ra, một số loài có khả năng tách rời xúc tu khi bị tấn công để đánh lạc hướng kẻ thù. Một số loài như Mimic có khả năng tự vệ thứ 4 đó là biến đổi thân thể thành những con vật nguy hiểm như rắn biển, lươn. Những đặc điểm của bạch tuộc quả thật thú vị đúng không nào?