Đặc điểm của rong biển là gì? Rong biển là nguyên liệu quen thuộc trong một số món ăn mang đậm hương vị xứ sở kim chi như kimbap, cơm chiên hay các món canh và đang dần trở thành nguyên liệu được phổ biến trong ẩm thực Châu Á đồng thời được các nước phương Tây biết đến nhiều hơn nhờ những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của rong biển qua nội dung bài viết hôm nay nhé!
Rong biển là gì?
Rong biển hay còn được gọi là tảo bẹ là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả nhiều loại tảo và thực vật khác nhau. Rong biển đóng vai trò quan trọng trong sinh vật biển, là nguồn thực phẩm chính cho rất nhiều loại sinh vật trong đại dương.
Rong biển thường mọc dọc theo các bờ biển trên khắp thế giới. Mặc dù được coi là thực phẩm đặc trưng của châu Á, thường được sử dụng trong các bữa ăn của người Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng thực tế các quốc gia có đường biển trên thế giới như Tây Tây lan, Ái Nhĩ Lan, Scotland, quần đảo Thái Bình Dương cùng nhiều quốc gia Nam Mỹ có đường biển cũng đã sử dụng rong biển như một thực phẩm bổ dưỡng dùng cho bữa ăn gia đình. Cùng tìm hiểu nhiều hơn về đặc điểm của rong biển nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm của rong biển
Nguồn gốc của rong biển
Rong biển là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không có cùng tổ tiên với tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục. Rong biển xuất hiện từ rất lâu và được con người sử dụng từ 10 nghìn năm trước. Chẳng hạn, với nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển là một trong những đặc sản được phục vụ cho các bữa ăn của vua chúa và hoàng tộc.
Rong biển không chỉ trở thành là món ăn đặc trưng của các khu vực nước châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực khác như quần đảo Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ ven biển,….
Đặc điểm của rong biển
Đặc điểm của rong biển là gì? Rong biển còn được gọi là tảo bẹ, có khá nhiều màu từ màu đỏ, màu nâu đen cho đến màu xanh lá cây. Loại rong này thích nghi cả hai môi trường: nước mặn và nước lợ, thường mọc trên các vách đá, rạn san hô, hoặc mọc dưới tầng nước sâu trong điều kiện ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được để giúp rong biển có thể quang hợp. Đó là đặc điểm của rong biển cơ bản nhất mà ai cũng nên biết.
Thành phần dinh dưỡng của rong biển
Có thể nói đặc điểm của rong biển chính là một trong những món quà dinh dưỡng tuyệt vời mà biển cả mang đến cho con người. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, rong biển rất giàu vitamin, khoáng chất cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Thậm chí hàm lượng các dưỡng chất có trong rong biển còn cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.
Tuy nhiên, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong rong biển có thể thay đổi tùy theo môi trường nó sinh trường. Đây cũng chính là lý do tại sao, các loại rong biển khác nhau thường có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Thông thường cứ 100g rong biển sẽ chứa những chất dinh dưỡng cơ bản như sau:
- 10g crabs
- 2g protein
- 1g chất béo
- Sợi quang: 35% nhu cầu hàng ngày
- Vitamin K: 80% nhu cầu hàng ngày
- Magie: 180% nhu cầu hàng ngày
- Mangan: 70% nhu cầu hàng ngày
- I ốt: 65% nhu cầu hàng ngày
- Natri: 70% nhu cầu hàng ngày
- Canxi: 60% nhu cầu hàng ngày
- Folate: 50% nhu cầu hàng ngày
- Kali: 40% nhu cầu hàng ngày
- Sắt: 20% nhu cầu hàng ngày
Ngoài ra, đặc điểm của rong biển còn chứa thêm các chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, vitamin B, vitamin C,vitamin E, chonline, phốt pho axit béo omega 3 và omega- 6. Hàm lượng sinh tố A có trong rong biển cũng cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng vitamin B2 thì cao gấp 4 lần trong trứng và hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò.
Rong biển cũng là một nguồn cung cấp hàm lượng cao chất chống oxy hóa cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, trong rong biển có chứa một lượng lớn polysacarit sunfat (sPS), hợp chất thực vật có khả năng mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Đó là đặc điểm của rong biển khá quan trọng.
Tác dụng của rong biển đối với sức khỏe
Từ xưa, rong biển đã xuất hiện trong rất nhiều món ăn và được xem là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Khoa học chứng minh trong rong biển có nhiều thành phần dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe thì rong biển ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Rong biển chứa rất nhiều khoáng chất (hơn 90 loại khác nhau), hàm lượng muối thấp và hàm lượng canxi rất cao. Nhờ đó mà loại thực phẩm này có tác dụng điều hòa huyết áp ổn định, cải thiện tốt các vấn đề về hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan hệ sinh dục.
Rong biển làm Kimbap giúp thanh lọc cơ thể, thải bỏ độc tố, giảm cholesterol và có tác dụng bổ máu, tim, thận.
Rong biển chứa thành phần fertile clement rất quan trọng với tác dụng tiêu độc, loại bỏ các chất cặn bã và điều tiết dòng máu lưu thông trong cơ thể. Không những thế, chất fertile clement này còn là thành phần không thể thiếu được của tuyến giáp trạng (nơi sản sinh ra hoocmon sinh trưởng). Có lẽ bởi thế mà phụ nữ mang thai hay trẻ em đều được khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa rong biển.
Rong biển chứa ít cholesterol, đồng thời cung cấp rất ít calo nên đảm bảo người ăn vẫn ngon miệng mà không cần lo lắng đến vấn đề thừa cân, béo phì.
Rong biển còn chứa các thành phần giúp ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đường tiêu hóa (ung thư đường ruột, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng).
Chất Alga alkane mannitol trong rong biển có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp loại bỏ cặn bẩn, tiêu hóa thức ăn nhanh, ngăn ngừa táo bón và đẩy mạnh chức năng bài tiết trong cơ thể.
Rong biển là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe và không hạn chế về đối tượng sử dụng kể cả là béo phì, cao huyết áp, bị đái tháo đường hay là phụ nữ có thai, trẻ em biếng ăn…
Các loại rong biển bạn có thể mua
Rong biển wakame: thường được dùng để ăn tươi hoặc nấu súp, được tìm thấy nhiều nhất ở Nhật Bản vào mùa xuân.
Rong biển arame: thường dùng cho món xào với thịt và rau củ, hoặc nấu canh, có hàm lượng tương tự như loại rong biển wakame.
Rong biển hijiki: có dạng sợi ngắn, nhỏ và màu nâu; phổ biến dưới dạng khô nên khi sử dụng bạn cần phải ngâm mềm rồi mới chế biến, thường dùng cho món canh.
Rong biển kombu: loại rong biển này dường như không có mùi tanh đặc trưng của rong biển nên có thể kết hợp với nhiều món ăn.
Rong biển xoắn spirulina: thường có dạng bột, thường được dùng để pha uống hoặc chế tạo dược phẩm.
Rong biển klamath: có chức năng tương tự với các loại rong biển khác nhưng được chế xuất dưới dạng viên.
Rong biển ogonori: có dạng sợi nhỏ và có màu xanh, nâu, thường dùng để làm món gỏi hoặc salad, vì ăn rất giòn và ngon.
Rong biển nori: có màu xanh đen, mùi tanh đặc trưng và vị hơi lợ, thường được dùng cuộn cơm hoặc ăn vặt trực tiếp.
Rong biển kanten: ít phổ biến trên thị trường. Mùi vị không đậm đà, thường được chế biến với trái cây hoặc nấu canh.
Rong biển mozuku: có màu nâu sẫm, đây là loại rong biển đặc trưng của vùng biển Okinawa (Nhật Bản).
Rong biển tosaka: có ba màu (đỏ, trắng và xanh lá), dùng để ăn sống, kèm với salad hoặc nấu canh.
Rong biển dulse đỏ: có thể được chế biến cùng với một số loại đậu, ngũ cốc, nước sốt và súp.
Rong nho: có màu xanh tự nhiên, có mùi khá tanh, tùy theo sở thích mà bạn có thể dùng để trộn với một số loại rau củ, nấu canh hải sản hoặc làm gỏi.
Rong biển chỉ vàng: gần như không tanh và có vị ngọt nhẹ, được dùng như thực phẩm giải nhiệt, làm mát cho cơ thể.
Tảo bẹ: có màu xanh lá và chứa nhiều khoáng chất, được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món khác nhau.
Tác hại của rong biển khi ăn không đúng cách
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu không sử dụng đúng cách, rong biển cũng có thể trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe của bạn. Cụ thể một số tác hại của rong biển do sử dụng quá nhiều, sử dụng sai cách có thể kể đến như:
Nguy cơ mắc vấn đề liên quan đến tuyến giáp
Như đã đề cập ở trên, rong biển chứa hàm lượng cao i ốt, có thể giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, phòng ngừa nguy cơ suy giáp, bướu cổ,…
Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều i ốt cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo lượng I-ốt trung bình bổ sung trong không nên vượt quá 3mg/ngày.
Trong khi đó một suất rong biển có thể chứa hàm lượng i ốt lên đến 20- 50mg. Để đảm bảo bổ sung đủ hàm lượng i ốt cho cơ thể đồng thời tránh tình trạng dư thừa i ốt, các bạn chỉ nên ăn rong biển 1-2 lần/tuần.
Nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hoá
Rong biển chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá nhưng đồng thời cũng chứa nhiều carbohydrat mà hệ tiêu hoá không thể tiêu hoá được.
Những loại carbohydrate này có thể làm giảm các lợi khuẩn có trong đường ruột. Vậy nên, những người đang gặp vấn đề về tiêu hoá hoặc hệ tiêu hoá yếu nên hạn chế ăn rong biển.
Đối với những người hệ tiêu hoá yếu thì lượng chất xơ dồi dào có trong rong biển cũng có thể trở thành “gánh nặng” khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều, gây chướng bụng, khó tiêu.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng
Song song với nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể con người, rong biển cũng có thể chứa một số kim loại độc. Cụ thể sẽ tuỳ theo nguồn gốc của từng loại rong biển, nơi thu hoạch cũng như mức độ độc hại trong môi trường sống của rong biển.
Hàm lượng kim loại nặng có trong mỗi loại rong biển là khác nhau đồng thời khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người cũng có sự thay đổi khác nhau.
Do vậy, khi ăn rong biển nói riêng và các loại hải sản khác nói chung, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, các bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Trên đây là các đặc điểm của rong biển và những lưu ý cần biết khi dùng rong biển. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã biết về đặc điểm của rong biển và những thông tin thú vị khác.