Tôm là một loại hải sản đang được tiêu thụ hàng ngày của mỗi chúng ta. Giá trị dinh dưỡng trong tôm dồi dào đặc biệt là hàm lượng canxi và khoáng chất. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng và lạm dụng quá nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về thực phẩm này ngay sau đây nhé.
Hàm lượng dinh dưỡng trong tôm
Trong mỗi con tôm có chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Thành phần chủ yếu có trong loại hải sản này đó chính là protein cùng với nước. Theo đó, giá trị dinh dưỡng có trong 100g tôm nấu chín sẽ có:
- Chứa 99 calo.
- 0,3g chất béo.
- 0,2g Carb.
- Hàm lượng cholesterol 189 mg.
- 111mg Natri.
- 24g Protein.
Ngoài ra, trong loại hải sản này còn có nhiều dưỡng chất, vitamin cùng khoáng chất thiết yếu gồm có:
- I-ốt.
- Vitamin B12.
- Photpho.
- Đồng.
- Kẽm.
- Magiê..
- Canxi.
- Kali.
- Sắt..
- Mangan.
Những lợi ích của việc ăn tôm
Không ngẫu nhiên tôm lại được các bà nội trợ lựa chọn là một món ăn chính thường xuyên xuất hiện trong thực đơn hằng ngày. Cùng điểm qua những lợi ích tuyệt vời mà loại hải sản này mang lại cho sức khỏe con người nhé.
Giúp giảm cân
Hàm lượng carbs và calo có trong loại hải sản tôm này thấp nhưng bù lại là nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì vậy cho nên, nếu những ai có nhu cầu muốn giảm cân ăn tôm sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Tuy nhiên, điều người dùng cần chú ý đó chính là phải biết cách chế biến hải sản một cách hợp lý nhất, tuyệt đối không sử dụng tôm chiên với nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ không còn phù hợp với chế độ ăn kiêng và đảm bảo cho sức khỏe.
Chống oxy hóa
Trong thành phần dinh dưỡng của tôm có các chất chống oxy hóa mang đến công dụng bảo vệ sức khỏe tuyệt vời. Những chất này hoạt động chống tại sự tấn công của các gốc tự do làm ảnh hưởng tới tế bào.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, astaxanthin có trong tôm chính là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn, chống lại sự tấn công của tia UVA và UVB từ đó giúp làn da bạn chậm bị lão hóa. Bên cạnh đó, chất này cũng giúp các động mạch hoạt động ổn định giảm nguy cơ đau tim, tăng cường sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ.
Ngăn ngừa bệnh tật
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong hải sản tôm này còn có hàm lượng dinh dưỡng cao với những công dụng tuyệt vời cụ thể như sau:
- I-ốt: Đây là khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp và não bộ.
- Selen: Loại khoáng chất này lại có công dụng kháng viêm, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
- Axit béo omega-6 và omega-3 giúp tăng cường thị lực, sáng mắt và não bộ hoạt động trơn tru hơn.
Ăn nhiều tôm có ảnh hưởng gì?
Mặc dù loại hải sản tôm này mang tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bất cứ ai. Thế nhưng nếu lạm dụng và ăn quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe con người.
Hàm lượng cholesterol cao
Theo sự phân tích của các chuyên gia, hàm lượng cholesterol ở trong tôm cũng tương đối cao và nếu bạn sử dụng loại hải sản này thường xuyên sẽ nạp hàm lượng cholesterol vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch.
Gần đây có một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu một người trưởng thành ăn 300g tôm một ngày đã tăng mức cholesterol HDL tốt lên đến 12% đồng thời sẽ giảm đi 13% chất béo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, nếu tiêu thụ hải sản này liên tục sẽ không hề có nguy cơ mắc bệnh tim so với những người không ăn.
Hơn thế, giá trị dinh dưỡng mà loại hải sản tôm này mang lại lại có công dụng tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bất cứ việc bổ sung một thành phần dinh dưỡng nào quá liều chắc chắn không tốt cho sức khỏe, thế nên bạn hãy ăn hải sản vừa phải để có được sức khỏe tốt nhất.
Nguy cơ dị ứng
Tôm là một loại động vật có vỏ chính vỏ này cũng là nguyên nhân dẫn tới một số dị ứng. Thành phần tropomyosin chính là tác nhân gây nên tình trạng dị ứng với một số người. Theo đó, có hơn 50% người bị dị ứng với thực phẩm này, và nếu bạn chưa bao giờ bị dị ứng nhưng nếu một ngày nào đó bạn ăn sẽ vấn có nguy cơ bị dị ứng đó nhé.
Rối loạn tiêu hóa
Khi dị ứng với tôm, bạn sẽ có biểu hiện như ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa hoặc bị nổi mẩn ở da. Hoặc nhiều người bị sốc phản vệ, nếu tình trạng diễn ra đột ngột bạn có thể bị co giật không cứu chữa rất dễ tử vong. Do đó, nếu bạn là người dị ứng bạn không nên ăn loại thực phẩm này nhé.
Tôm kém chất lượng
Trung bình chiều dài con tôm từ 2,5cm đến 7,5cm nhưng cũng tùy loại mà sẽ có những loại có kích thước khác nhau. Loại hải sản này sinh sống ở cả vùng nước ấm và lạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sẽ có 90% được người dân nuôi và chỉ có 10% đánh bắt từ biển.
Nhiều người nghi ngờ về nguồn gốc và chất lượng nếu như nuôi ở môi trường ô nhiễm. Do đó, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo nguồn gốc của tôm cũng ngư nói không với các hóa chất độc hại.
Khi lựa chọn, bạn ưu tiên chọn con sống, săn chắc có vỏ màu trong mờ hoặc xanh, hồng nhạt. Nếu xuất hiện những đốm đen trên vỏ là tôm đang bị kém chất lượng hơn nữa ngay cả khi sống và chín cũng có mùi nhẹ. Nếu bạn thấy tôm có mùi tanh, mùi nặng hoặc hôi chứng tỏ đã chết từ lâu và không nên tiêu thụ.
Cách chế biến tôm chuẩn nhất
Để có được những món ăn thơm ngon, giàu dưỡng chất bạn sẽ phải biết cách chế biến sao cho không mất đi giá trị dinh dưỡng như sau:
Sơ chế
Dù có chế biến theo cách nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải làm sạch tôm bằng cách ngâm trong nước sạch. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng ngâm tôm. Tiếp theo đó, bạn hãy kéo phần chân để tách riêng biệt phần thịt và phần vỏ.
Để đảm bảo ăn hải sản tôm sạch sẽ không bị các bạn có thể lấy luôn phần chỉ màu đen trên lưng. Dùng dao chẻ phần lưng tôm và lấy đi phần chỉ đen đó một cách nhẹ nhàng sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Chế biến
Tùy vào khẩu vị cũng như sự thay đổi các món ăn hằng ngày mà bạn có thể chế biến hải sản tôm theo nhiều món khác nhau. Thông thường sẽ có một số món phổ biến nhất cho bạn lựa chọn đó là:
- Luộc.
- Hấp.
- Nướng.
- Xào.
Điều quan trọng nhất trong chế biến loại hải sản này đó chính là việc bạn hãy nấu chín món tôm. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết là khi chín có hình chữ C và màu sắc chuyển thành màu cam.
Bảo quản
Nếu bạn không thể mua được những loại tôm đang bơi sống ngoài chợ bạn cũng có thể chọn lựa các loại đông lạnh. Tuy nhiên với hải sản tôm này cần phải chế biến càng nhanh càng tốt. Các chuyên gia khuyên rằng sau khi bạn rã đông cần chế biến chứ không nên mang đi trữ đông nữa. Bởi lúc này độ dai mềm và thơm ngon không còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, việc trữ tôm quá lâu trong tủ đông món ăn của bạn cũng có thể giảm giá trị dinh dưỡng một phần nào đó thậm chí còn gây ngộ độc.
Có thể bạn quan tâm:
- Mực – Hương vị khó cưỡng của biển, bổ dưỡng cho cơ thể
- Con ghẹ – Loài hải sản có giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn
Tựu chung, tôm là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nên chủ động bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của gia đình. Tốt nhất bạn nên lựa chọn hải sản tôm còn sống ngoài chợ để đảm bảo nguồn gốc cũng như độ tươi ngon của món ăn thêm phần hấp dẫn.