haisanaz.net - Nguồn dinh dưỡng từ đại dương
  • Cá biển
  • Ốc biển
  • Các loại tôm
  • Hải sản khác
  • Blog
No Result
View All Result
  • Cá biển
  • Ốc biển
  • Các loại tôm
  • Hải sản khác
  • Blog
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Hải sản khác

Tổng hợp các tác dụng của bạch tuộc sẽ làm bạn bất ngờ

22 Tháng mười một, 2022
in Hải sản khác
0 0

Không chỉ ngon, bạch tuộc còn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ thể lực và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, tác dụng của bạch tuộc còn rất nhiều mà có thể bạn chưa biết. Tìm hiểu các tác dụng của bạch tuộc qua bài viết này nhé!

 1. Tìm hiểu về bạch tuộc

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, thân mềm gần giống với loài mực ống. Chúng là động vật không xương, không có vỏ ngoài cứng nên có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Mặt khác, cũng vì vậy mà nó dễ bị tấn công vì không có vỏ ngoài bảo vệ. Khi bị tấn công, các xúc tu khỏe sẽ là vũ khí tự vệ và tấn công hiệu quả, siết chặt con mồi đến chết.

Bạch tuộc có ngoại hình giống như mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn. Phần thân bạch tuộc chứa 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

Với vị tươi ngon, không mất nhiều thời gian chế biến, bạch tuộc là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ ngon, bạch tuộc còn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ thể lực. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bạch tuộc chỉ ngon và bổ dưỡng khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi.

Tìm hiểu về bạch tuộc
Tìm hiểu về bạch tuộc

2. Tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe

Tăng cường sức đề kháng

Trong thịt bạch tuộc có chứa các chất như: canxi, kali, phốt pho, vitamin và một số axit béo omega-3. Các chất này giúp cơ thể có khả năng tăng cường sức đề kháng. Từ đó, phòng ngừa và ngăn ngừa được nhiều bệnh.

Tác dụng của bạch tuộc là tốt cho hệ tiêu hóa  

Theo thống kê, cứ 85 gram bạch tuộc có thể cung cấp tới 75 microgram dưỡng chất selenium tốt cho cơ thể. Chất này có vai trò quan trong việc chuyển hóa protein giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, tốt cho đường ruột. Ngoài ra, selenium còn có cơ chế hoạt động như chất chống oxy hóa giúp loại trừ các gốc tự do có hại cho sức khỏe.

Tác dụng của bạch tuộc là tăng cường trao đổi chất

Theo các nghiên cứu gần đây, vitamin B12 trong thịt bạch tuộc là khoáng chất cần thiết cho sự trao đổi chất. Cứ 85 gram bạch tuộc sẽ cung cấp khoảng 30 microgram vitamin B12 cho cơ thể.

Chữa rối loạn nhịp tim

Với khoa học ngày càng hiện đại, người ta bài chế được chất octopamin từ bạch tuộc. Chất này có tác dụng gây mê, cường giao cảm, có chứa một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó người bị bệnh tim mạch nên bổ sung món bạch tuộc vào bữa ăn hàng ngày.

Tác dụng của bạch tuộc là chữa cơ thể suy nhược gầy yếu

Những người bị suy nhược cơ thể sau những ngày lao động quá sức nên dùng thịt bạch tuộc nướng giòn và tán thành bột. Liều lượng dùng: 6- 10 gram/ ngày. Mỗi ngày uống 3 lần. Uống với rượu hoặc nước ấm, chắc chắn bạn sẽ thấy tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe của mình.

Chữa suy nhược cơ thể sau sinh

Thịt bạch tuộc 100g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày. Đây là món ăn rất tốt cho những người phụ nữ sau sinh bị suy nhược cơ thể.

Chữa thiếu máu, chậm tiêu

Thịt bạch tuộc có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, tắc tia sữa… do đó đây là bài thuốc hiệu quả dành cho những người bị thiếu máu, ăn không tiêu.

Cách dùng: 100 – 200 gram thịt bạch tuộc thái nhỏ và xào săn với dầu cùng 1-2 thìa nước gừng. Sau đó, nấu nhừ với 200 ml nước rồi chia làm 2 lần ăn trong này sẽ giúp bạn chữa được chứng thiếu máu, chậm tiêu.

Tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe
Tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe

Duy trì thị lực – Tác dụng của bạch tuộc

Với thành phần có chứa axit béo omega-3 trong bạch tuộc sẽ giúp bạn phòng tránh các căn bệnh mất thị lực. Ăn bạch tuộc sẽ giúp cho bạn có đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Làm đẹp da

Các món ăn từ bạch tuộc cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp bạn có một làn da săn chắc và khỏe mạnh. Axit béo omega-3 trong bạch tuộc sẽ giúp bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh mặt trời làm hại tới làn da của bạn. Bên cạnh việc đắp mặt nạ thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là cách để duy trì một làn da khỏe mạnh tốt nhất.

Tăng cường trí óc

Ngoài những lợi ích ở trên, ăn bạch tuộc còn giúp kích thích sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng,  việc hấp thụ axit béo omega-3 trong thịt bạch tuộc một thời gian dài có thể làm tăng chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.

Bạch tuộc làm thuốc trị bệnh – Tác dụng của bạch tuộc

Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa…

Một vài cách sử dụng bạch tuộc để trị bệnh khác như:

  • Chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu: Dùng thịt bạch tuộc nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10g, có thể đến 20g, uống với nước ấm hoặc rượu hoặc thịt bạch tuộc: 50-100g, thái miếng, lạc: 60g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho 2 thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến nhừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước một lần trong ngày.
  • Chữa suy nhược cơ thể sau sinh: Thịt bạch tuộc: 100g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày.
  • Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc tươi: 100-200g, rửa sạch thái nhỏ, xào với dầu cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200ml nước rồi nấu nhừ; chia làm 2 ăn trong ngày.

3. Hướng dẫn cách sơ chế thịt bạch tuộc

Bạch tuộc chỉ chia ra làm 2 kiểu: bạch tuộc sống và bạch tuộc đã qua xử lý (dân trong nghề gọi là bạch tuộc đã đánh xù sau khi xử lý các xúc giác ở tua bạch nổi to lên).

Hướng dẫn cách sơ chế thịt bạch tuộc
Hướng dẫn cách sơ chế thịt bạch tuộc

Để sơ chế bạch tuộc cần 4 bước:

  • Rửa qua bạch tuộc bằng nước, cắt ngay dưới mắt lấy phần xúc tu để sang một bên.
  • Loại bỏ nội tạng bạch tuộc: Giữ thân bạch tuộc cho mắt hướng xuống đất, luồn kéo song song với mặt đất, đưa kéo vào sau gáy và cắt. Tiếp theo, xẻ đôi thân để lộ nội tạng bên trong. Tiếp tục, dùng dao tách bỏ phần nội tạng bên trong.
  • Rửa nhẹ bạch tuộc với muối để hết chất nhờn, có một mẹo hay đó là bạn có thể đun lá ổi rồi rửa lại bạch tuộc cho khử mùi tanh.
  • Đập dập gừng bóp với bạch tuộc cho thơm.

Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi còn độ tươi, chà với muối rồi chà chanh (quả chanh cắt lát mỏng cả vỏ) cho sạch. Sau đó, bạn rửa vài lần qua nước, để ráo, cắt ngắn cho vừa ăn và đem chế biến thành những món ăn ưa thích.

Lưu ý: Không nên ăn thịt bạch tuộc đốm xanh vì chứa nhiều độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hại đến tính mạng. Bạn nên ăn những loại bạch tuộc tươi sống thông thường, được chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Như vậy có thể thấy rằng bạch tuộc không chỉ là một món ăn ngon lành mà nó còn rất bổ dưỡng và chế biến cũng không quá cầu kỳ. Vì vậy đừng quên thêm thực đơn món bạch tuộc vào bữa ăn cho gia đình và để bồi bổ sức khỏe cho người thân bạn nhé. Trên đây là những tác dụng của bạch tuộc. 

ShareTweetShare
admin

admin

Next Post
Bạch tuộc nhúng giấm

Hướng dẫn 11 món ngon làm từ bạch tuộc cho bà nội trợ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cách chọn cua biển ngon

Cách chọn cua biển ngon, nhiều thịt không phải ai cũng biết

15 Tháng 10, 2022
Nhiều người cũng lo ngại sự lẫn lộn giữa

Ăn ốc bươu vàng có độc không? Đặc điểm của ốc bươu vàng

19 Tháng 1, 2023
Ăn con móng tay có tốt không?

Cách sơ chế ốc móng tay sạch cát siêu nhanh và sạch sẽ

2 Tháng 2, 2023
Cá tầm Beluga – Tượng đài của ngành thủy sản nước lạnh

Cá tầm Beluga khổng lồ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

9 Tháng 12, 2022
Nghêu có khá nhiều loại

Nghêu – Loài hải sản bổ dưỡng tốt cho sức khỏe con người

0
Những món ốc siêu ngon, hấp dẫn

Ốc và một số món ăn đặc sắc được chế biến từ ốc thơm ngon

0
Hỗ trợ quá trình tăng cường thị thực 

Rong nho là gì? Lợi ích rong nho đối với sức khỏe cơ thể

0
Rong biển đã được sử dụng từ 10 nghìn năm trước

Rong biển – thức ăn bổ dưỡng được sử dụng phổ biến ngày nay

0
Táo mèo khô chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Lợi ích tuyệt vời của táo mèo khô với sức khoẻ và làn da

2 Tháng 10, 2024
Cách ngâm rượu táo mèo

Cách ngâm rượu táo mèo giúp giảm cân và cải thiện tiêu hóa

2 Tháng 10, 2024
Cách làm món cá đối hấp hành

Cách làm cá đối hấp hành – Công thức ngon & chuẩn vị

9 Tháng 3, 2023
Cách làm Cá Đối Nướng Giấy Bạc từ A đến Z

Cách làm cá đối nướng giấy bạc thơm ngon & chuẩn vị

9 Tháng 3, 2023

HAISANAZ.NET

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết, đầy đủ và chính xác về hải sản, cách chế biến cũng như những lưu ý khi dùng hải sản mới nhất và liên tục nhất nhé!

©Copyright @2022 by haisanaz.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Cá biển
  • Ốc biển
  • Các loại tôm
  • Hải sản khác
  • Blog

©Copyright @2022 by haisanaz.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In