Sò một loài động vật thuộc ngành thân mềm có vỏ bên ngoài cứng, chúng được đã được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên thì tất cả chúng đều mang lại một hàm lượng dinh dưỡng nhất định cho con người. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng có trong sò, các bạn nên theo dõi thêm ở bài viết dưới đây.
Các loại sò thường gặp tại nước ta
Ở trong lòng đại dương bao la có rất nhiều loại sò khác nhau nhưng hôm nay ta chỉ điểm qua một số loại được con người biết đến nhiều nhất. Dưới đây là những điểm đặc điểm và cách chế biến riêng biệt của chúng.
Sò dẹo
Sò dẹo có lẽ không phải là một cái tên xa lạ với người dân Việt Nam ta bởi độ phổ biến của chúng trên thị trường hải sản. Loại hải sản này có hình dạng như hình elip dẹt và chúng thường được chế biến thành các món như sò hấp, nướng,… sao cho chúng phù hợp với khẩu vị của con người.
Sò điệp quạt
Tiếp theo đây sẽ là loài sò điệp vô cùng quen thuộc với con người ở Phan Thiết. Ở bên ngoài chúng có hình dạng giống với hình rẻ quạt còn bên trong thì có phần thịt và phần vành miệng của chúng.
Loại sò này có thể chế biến thành những món ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người ví dụ: sò điệp nướng phủ kín phô mai, hoặc có thể nướng chúng với mỡ hành, hay là gỏi sò điệp, hoặc sốt chúng với me,… Có rất nhiều món ăn khác nhau đã được chế biến ra từ sò điệp quạt nhằm mang đến bữa ăn đa dạng cho con người.
Sò lông
Loại sò này có vỏ hình bầu dục, màu nâu, trên lớp vỏ có rất nhiều đường gờ được xếp sát cạnh nhau. Phần miệng của chúng hơi hướng về phía trước và có một lớp lông ngắn ở đó. Đây có lẽ là lý do vì sao loại hải sản này có tên là sò lông.
Hải sản này thường được phân bố ở một số tỉnh ở miền Trung hoặc miền Nam bộ ví dụ như: Kiên Giang, Huế, Cần Thơ nên một số món ăn được chế biến từ sò lông sẽ mang một chút hương vị vùng miền có thể là miền Nam hoặc miền Trung.
Ngoài ra những loại sò kể trên thì còn một số loại khác cũng thường xuyên xuất hiện như: sò lụa, sò huyết , sò dương,… giúp con người có thêm nhiều lựa chọn trong việc thay đổi khẩu phần ăn.
Giá trị dinh dưỡng mà con sò mang lại
Một số lượng chất dinh dưỡng có chứa trong các con sò đạt những thông số vô cùng ấn tượng. Ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể với 85gr thịt bên trong của con sò:
- Ta nhận thấy hàm lượng calo có trong loại hải sản này là khá cao, chúng lên đến tận 94 kcl.
- Hàm lượng chất béo có lợi là 1,3g.
- 20g là hàm lượng sắt có trong loại hải sản kể trên.
- Hàm lượng 25gr là chỉ số của các chất vitamin.
- Lượng magie có trong loài quá này vào khoảng 24r.
- Hàm lượng đạm có trong loại hải sản này lên đến 40g.
Trên đây là hàm lượng chất dinh dưỡng của một số nguyên tố có trong loại hải sản này. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những chất dinh dưỡng có hàm lượng cao khác như kali, canxi, kẽm, phốt pho,… giúp bổ sung và tăng cường sức khỏe cho con người.
Giá bán sò trên thị trường
Với mỗi loại sò khác nhau thì chúng sẽ có giá bán khác nhau thông thường thì chúng sẽ dao động trong khoảng 80.000 đồng đến 300.000 đồng/kg. Dưới đây là các số liệu chi tiết về giá cả của từng loại.
- Chỉ từ 90.000 – 220.000 đồng/kg bạn sẽ có ngay cho gia đình 1kg sò tươi ngon. Tuy nhiên giá tiền sẽ có chút chênh lệch tùy theo kích cỡ và địa điểm bán.
- Loại hải sản tên điệp này rất hiếm trên thị trường hải sản với mức giá dao động từ 220.000 – 300.000 đồng/ kg.
- Với 110.000 – 140.000 đồng bạn có thể mua về được 1kg sò quạt.
- Ở mỗi nơi khác nhau thì giá của sò dẹo cũng khác nhau tuy nhiên thì loại hải sản này này có giá dao động trung bình từ 80.000 – 150.000 đồng / kg.
- Tùy theo kích cỡ của các loại sò lông mà giá cả của chúng trên thị trường khác nhau. Trung bình chúng sẽ giao động từ 150.00-200.000đồng/kg.
- Với sò huyết thì 119.000 – 280.000 đồng / kg, tùy kích cỡ và nơi bán.
Mẹo chọn được sò ngon
Để chọn được những con sò tươi ngon, vừa tầm ăn không bị dai quá cũng không bị nát thịt quá thì đầu tiên người dân cần xem xét về kích thước của chúng. Mọi người không nên mua loại hải này với size quá lớn vì khi đó các thớ thịt của chúng sẽ bị dai, nếu chọn những con bé thì khi luộc chúng sẽ rất hao.
Cách để chọn được sò đạt chuẩn tiếp theo đó là nhìn nhận xem chúng có thực sự tươi ngon hay không thì bạn hãy để ý xem chúng có đang thò miệng ra bên ngoài không. Nếu chúng đang thè lưỡi ra ngoài mà bạn chạm nhẹ vào chúng rụt lưỡi lại rất nhanh thì chứng tỏ chúng vẫn đang còn rất tươi ngon.
Nếu gặp phải những con sò ngậm miệng thì bạn phải dùng đến khứu giác để ngửi xem chúng có bị thối gì không. Trong trường hợp không thấy mùi gì hôi, lạ so với bình thường thì chứng tỏ chúng vẫn còn tươi và có thể sử dụng được.
Cách bảo quản sò đúng cách nhất
Sau khi bạn mua sò về mà không ăn ngay thì bạn cần phải có các phương án bảo quản chúng một cách đúng đắn nhất. Sau đây là 2 phương án bảo quản hải sản thông dụng nhất:
Cách 1
Sau khi mua về bạn hãy pha ngay một lượng lớn nước muối loãng để rửa sạch, sâu. Sau đó thì để cho khổ nước và đóng chúng vào hộp cất tủ lạnh. Chúng sẽ có thời gian sử dụng trong khoảng 3-6 ngày. Tuy nhiên các bạn không nên để chúng quá lâu trong tủ lạnh vì khi ấy luộc nên chúng sẽ mất đi vị ngọt của chúng.
Cách 2
Sau khi mua về bạn sẽ chuyển chúng sang một cái túi bóng sạch và thường xuyên tưới nước lên túi sò để kéo dài sự sống của chúng trong môi trường khá ẩm ướt. Với cách thứ 2 này sẽ giúp bạn bảo quản loại hải sản này tươi ngon trong vòng 2 ngày. Tuy nhiên thì cách này mất khá nhiều thời gian khi liên tục phải tưới nước cho chúng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hàu – Nguồn dinh dưỡng phong phú tăng sức khỏe nam giới
- Hến – hải sản thơm ngon, đầy dinh dưỡng của miền Trung
Lưu ý khi ăn và bảo quản con sò
Trong quá trình bảo quản sò nếu bạn thấy những con bị thối, chết thì bạn nên lược bỏ ngay để tránh làm ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến những con khác xung quanh khác.
Sau khi bảo quản xong thì các bạn hãy để lên cao để tránh trẻ con tìm được sẽ cho lung tinh vào miệng. Vì hệ tiêu hóa ở trẻ em còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng,…
Với một số bạn bị dị ứng với loại hải sản này sẽ thường có biểu hiện như sốt, ngứa mũi, hắt xì, nổi mụn nhọt khắp người,… Vì vậy mà trước khi ăn các bạn cần biết là bản thân có dị ứng với chúng không. Nếu đã lỡ ăn và có các biểu hiện như trên thì phải dừng và đến chỗ bác sĩ thăm khám ngay lập tức.
Mặc dù những con sò mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho con người, nhưng khi ăn chúng ta cần phải làm thật sạch chúng. Vì chúng thường sống ở trong môi trường có nhiều bùn nên thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Thông qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn thêm về giá trị dinh dưỡng cũng như cách bảo quản của loại hải sản trên. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn lựa chọn được những con sò tươi ngon và hãy cùng thưởng thức với gia đình nhé.